NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

1. Chuyên ngành KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỀU KHIỂN; CƠ ĐIỆN TỬ

  • Mã ngành xét tuyển: 7840106 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

2. Chuyên ngành QUẢN LÝ HÀNG HẢI

  • Mã ngành xét tuyển: 784010604A (Chương trình tiên tiến)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

3. Chuyên ngành ĐIỀU KHIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀU BIỂN

  • Mã ngành xét tuyển: 784010606 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

4. Chuyên ngành KHAI THÁC MÁY TÀU THUỶ VÀ QUẢN LÝ KỸ THUẬT

  • Mã ngành xét tuyển: 784010607 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

Chuyên ngành QUẢN LÝ CẢNG VÀ LOGISTICS

  • Mã ngành xét tuyển: 784010609A (Chương trình tiên tiến)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1. Chuyên ngành KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỀU KHIỂN; CƠ ĐIỆN TỬ (7840106)

  • Chuyên ngành KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ ĐIỀU KHIỂN

Giới thiệu chung

Chuyên ngành Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển thuộc Ngành Khoa học hàng hải trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, đào tạo cử nhân chuyên về tàu biển và các hệ thống điện tàu thủy liên quan, đào tạo chuyên sâu về các hệ thống điện tàu thủy có đủ năng lực về thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế quy trình lắp ráp và sửa chữa, thiết kế hoán cải, kiểm định và giám định các trang thiết bị điện của hệ thống tàu thủy vận tải hàng khô, hàng lỏng, khí hóa lỏng, công trình nổi, cũng như các lĩnh vực cơ – điện khác …. Đào tạo sinh viên trở thành các cử nhân có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ, thiết kế, chế tạo, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị, hệ thống điện tàu thủy và các hệ thống điều khiển cơ – điện khác….

Cơ hội việc làm

– Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển có thể làm việc tại các công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế, các công ty dịch vụ ngành dầu khí, quản trị hoặc vận hành các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các công ty liên doanh cùng lĩnh vực ngành nghề trên khắp đất nước.

– Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

– Có nhiều cơ hội nhận được học bổng và kí hợp đồng với các Công ty Vận tải biển trong và ngoài nước như Vosco, Mitsui OS K-Line, NYK, NSU (Nhật Bản), Na Uy … khi còn đang học.

– Sau khi tốt nghiệp và làm việc đúng chuyên ngành Kỹ thuật điện, điện từ và Điều khiển với nhiều cơ hội được hưởng mức thu nhập cao hơn so với mức thu nhập trung bình, có cơ hội tìm kiếm mức thu nhập quốc tế được bảo hộ và kiểm soát chặt chẽ bới tổ chức ITF toàn cầu và khả năng gia tăng thu nhập và lương theo thị trường lao động quốc tế.

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức giáo dục đại cương: 22 tín chỉ

  • Pháp luật đại cương
  • Triết học Mác – Lê Nin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đàng công sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Quản trị học
  • Đổi mới sáng tạo và Tư duy thiết kế
  • Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 86 tín chỉ

Cơ sở ngành

  • Đại cương hàng hải
    Lý thuyết và kết cấu tàu biển
    Mạch điện, điện tử cơ bảnĐiện tàu thủy
    Máy tàu thủy
    Nghiệp vụ an toàn cơ bản
    Nghiệp vụ cơ bản tàu két
    Thực hành huấn luyện cơ bản
    Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao tốc
    Thực tập biển
    Chữa cháy nâng cao và chăm sóc y tế
    Ứng phó các tình huống khẩn cấp và an ninh tàu biển

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Máy điện và thiết bị điện tàu thủy
  • Điện tử công suất
  • Kỹ thật cao áp tàu thủy
  • Kỹ thuật đo
  • Kỹ thuật số
  • Cơ sở truyền động điện
  • Thực tập thợ điện tàu thuỷ
  • Đo lường và điều khiển bằng máy tính
  • Kỹ thuật điều khiển tự động
  • Kỹ thuật điều khiển thủy khí
  • Trạm phát điện tàu thủy
  • PLC- SCADA
  • Hệ thống tự động tàu thủy
  • Khai thác, sửa chữa HT điện tàu thủy
  • Truyền động điện tàu thủy

Tự chọn

  • Chuyên đề 1 – Hệ thống điện tàu thủy 1
  • Chuyên đề 2 – Hệ thống điện tàu thủy 2

Thực tập và tốt nghiệp: 12 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

 

  • Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ

Giới thiệu chung

Chuyên ngành Cơ điện tử thuộc Ngành Khoa học hàng hải trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM (tiền thân là Chuyên ngành Công nghệ máy tàu thủy), đào tạo cử nhân đại học, có năng lực chuyên môn về lĩnh vực Cơ điện tử trong lĩnh vực hàng hải và công nghiệp dân dụng. Sinh viên được đào tạo về lý thuyết và thực hành các kỹ năng cơ khí như hàn, tiện, nguội; nắm vững các kiến thức về động lực học máy móc, nguyên lý máy, chi tiết máy và động cơ đốt trong, truyền động cơ, điện, thủy lực và khí nén; hiểu biết chuyên sâu về các thiết bị điện, điện tử, mạch điện, vi xử lý và điều khiển logic lập trình; hiểu rõ về lý thuyết cảm biến, tín hiệu điều khiển, hồi tiếp, tác động điều khiển, trợ động; vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đọc hiểu các sơ đồ hệ thống tự động điều khiển từ xa, áp dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động kỹ thuật và điều khiển.

Năng lực đào tạo

     Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM có bề dày hoạt động hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục, thuộc hệ thống trường công lập, (bằng cấp được chứng nhận có giá trị), với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý về GTVT và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

     Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO, có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao và các hoạt động thực tế liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy. Chất lượng của chương trình đào tạo đã được các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước và quốc tế đánh giá cao.

     Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, các máy trưởng, sĩ quan máy tàu biển giàu kinh nghiệm thực tế được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế; có bề dầy kinh nghiệm giảng dạy và thâm niên thực tế về máy tàu biển.

     Trong quá trình học sinh viên được thực hành, thực tập tại các phòng thực hành, các phòng mô phỏng thuộc các phòng thực hành thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên Thế giới.

Sinh viên thực hành cơ khí động lực tại Phòng thực hành Máy tàu thủy

Sinh viên thực hành mô phỏng, cân chỉnh đồng tâm hệ trục chân vịt tàu thủy với phương pháp Laser

Sinh viên kiến tập tại Nhà máy đóng tàu Saigon Shipmarin

Sinh viên tham quan phân xưởng sản xuất tại nhà máy

Dây chuyền lắp ráp Ti ViDây chuyền lắp ráp Ô tô

Dây chuyền lắp ráp Cảm biến khí Gas

Tham quan thực tế buồng máy tàu thủy

Công việc bảo dưỡng máy chính động cơ Diesel 2 kỳ của hãng Wartsila

Bảo dưỡng và thử hoạt động hệ thống điều khiển tời buộc dây

Công việc xử lý khắc phục sự cố hư hỏng ở bộ điều khiển của hệ thống giám sát nồng độ hơi dầu Cácte máy chính trên tàu Hy Lạp

Sửa chữa hệ thống điều khiển nồi hơi trên tàu Thổ Nhĩ Kỳ

Cơ hội việc làm – Kết nối doanh nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chuyên ngành Cơ điện tử ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tham gia quản lý kỹ thuật tại:

  • Các Công ty vận tải biển, Công ty quản lý tàu biển.
  • Công ty dịch vụ kỹ thuật điện, điện tử hàng hải: Công ty TNHH TM & DV điện tử hàng hải Maritech, Công ty TNHH thiết bị điện tử viễn thông Hải Đăng, Công ty thiết bị điện tử hàng hải UIC Marine…
  • Dịch vụ bảo dưỡng hệ thống, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu biển: Công ty TNHH dịch vụ và kỹ thuật Biển Xanh, Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ kỹ thuật Phanta, Công ty TNHH hàng hải Mermaid Việt Nam…
  • Các phân xưởng cơ, điện, điện tử tại nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển: Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Nhà máy đóng tàu biển Nosco, Saigon Shipmarin, Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn SSIC, nhà máy đóng tàu Hyundai Việt Nam, Tổng Công ty Ba Son, Công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC, Công ty CP dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí biển PTSC…
  • Các Công ty sản xuất thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, lắp ráp thiết bị, cảm biến, bo mạch điều khiển, màn hình như: Samsung, Panasonic, LG, Honeywell, Daewoo Việt Nam, Abeco, Genesistek Vina, Jing Gong…
  • Các Công ty lắp ráp ô tô: Ô tô Trường Hải, Công ty Honda, Hyundai Thành Công, KC Motors Vina…
  • Có thể tham gia vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống, thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, hệ thống điều khiển… trong các khu công nghiệp dân dụng, các nhà máy sản xuất sắt thép, xi măng, lắp ráp ôtô, các nhà máy sản xuất, chế tạo máy móc công nghiệp, thiết bị điện, điện tử, thiết bị đo lường điều khiển,.. hoặc tại các nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu biển, nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, cảng biển: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghị Sơn, Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, Kho hóa chất Vopak Vietnam, Kho xăng dầu, hóa chất – Công ty cổ phần hóa dầu Vạn An,  Kho hóa chất – Công Ty TNHH Riverbank Việt Nam, Kho (gas) cảng PVGAS Vũng Tàu – Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas), Kho gas – Công ty TNHH Petronas (Việt Nam), Kho gas, hóa chất, nhựa đường Shell Gò Dầu – Công Ty Hóa Chất Shell Việt Nam, Tổng kho xăng dầu Cái Mép – Kho Hải Linh – Công ty TNHH Hải Linh, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè – Công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn), Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh và Nhơn Trạch), Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty liên doanh Xi măng Holcim – Việt Nam., Công ty cổ phần xi măng Vicem Hà Tiên..
  • Tham gia làm đăng kiểm viên tại các Tổ chức đăng kiểm, kiểm định viên tại các Công ty kiểm định an toàn, kỹ thuật công nghiệp và môi trường, hay làm giám định viên tại các Công ty giám định kỹ thuật, hàng hải, công nghiệp, công trình nổi… như: Đăng kiểm Việt Nam, Đăng kiểm DNV, Đăng kiểm ABS, Đăng kiểm NK, Công ty TNHH giám định Vinacontrol, Công ty cổ phần giám định năng lượng Việt Nam EIC, Công ty SGS Việt Nam, Công ty giám định Intertek Việt Nam, Trung tâm kiểm định công nghiệp (I, II), Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực I, II…
  • Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và các cơ sở đào tạo về hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

Ưu điểm vượt trội của ngành học

  • Học phí công lập rẻ hơn nhiều lần so với học phí của các trường dân lập.
  • 100% sinh viên được ưu tiên đăng ký ở ký túc xá của nhà trường tại đường Trần Não, quận 2 cũ, thành phố Thủ Đức.
  • Điểm xét tuyển thông thường bằng ở mức điểm sàn.
  • Sinh viên học tập tại giảng đường của Viện hàng hải nằm ngay trong khuôn viên ký túc xá.
  • Sinh viên có thành tích học tập tốt được nhà trường xét cấp học bổng mỗi học kỳ.
  • Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được xét cấp học bổng hỗ trợ vượt khó và khuyến khích học tập.
  • Sinh viên được xét cấp học bổng tài trợ thường xuyên từ nguồn của Doanh nghiệp bên ngoài dành cho sinh viên ngành hàng hải.
  • 100% các môn học đều được giáo viên cung cấp tài liệu kỹ thuật chuyên môn bằng tiếng Anh. Đây là các tài liệu thực tế từ máy móc, thiết bị, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa của nhà sản xuất, giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp xúc tài liệu trong hoạt động sản xuất thực tế, không bỡ ngỡ khi ra trường đi làm.
  • 100% sinh viên được định hướng nghề nghiệp trong tương lai và giúp tiếp cận thông tin nghề nghiệp mong muốn tìm hiểu.
  • 100% sinh viên được giáo viên giới thiệu chỗ thực tập tập chuyên môn (năm 3) và thực tập tốt nghiệp đúng với chuyên môn nghề nghiệp mong muốn.
  • 100% sinh viên học tập tốt được doanh nghiệp chào đón và tiếp nhận thực tập có trả lương, đồng thời ngỏ ý mời sinh viên ở lại làm việc chính thức sau khi kết thúc thời gian thực tập.
  • 100% sinh viên học tập tốt đều có việc làm, được Doanh nghiệp tuyển dụng trước khi tốt nghiệp.
  • 100% Sinh viên Cơ điện tử có cơ hội nghề nghiệp cao sau khi tốt nghiệp ra trường, không cần phải cạnh tranh với các bạn cùng ngành hay cùng khóa học ở các chuyên ngành khác do nhu cầu tuyển dụng của ngành học rất lớn và luôn thiếu hụt lực lượng lao động kỹ thuật.
  • Dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp qua lại giữa các ngành nghề kỹ thuật do Cơ điện tử là cốt lõi cơ bản của kỹ thuật, cũng như chuyển đổi sang các lĩnh vực kinh doanh thiết bị, máy móc, hệ thống điều khiển.
  • Là ngành HOT để tiếp cận các lĩnh vực công nghiệp hiện đại 4.0 như công nghệ cảm biến (Sensor), trí tuệ nhân tạo (AI),  robot, điểu khiển thông minh (Smart Control), hệ thống tự động điểu khiển (Automation control system) công nghệ xanh sạch (Clean Technologies)…

Video giới thiệu:

 

 

2. Chuyên ngành QUẢN LÝ HÀNG HẢI (784010604A)

Giới thiệu chung

– Chương trình đào tạo đại học Cử nhân Quản lý hàng hải được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực có chất lượng cao trong ngành hàng hải nói chung và lĩnh vực vận hành và quản lý hàng hải nói riêng. Chương trình này được thiết kế phù hợp với các quy định của Luật Giáo dục đại học Việt Nam (sửa đổi và bổ sung năm 2018), được giảng dạy bởi các giảng viên viện Hàng hải và các khoa khác có liên quan của Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, bằng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ các môn Ngoại ngữ.
– Chuyên ngành Quản lý hàng hải đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, có khả năng xây dựng, triển khai và đánh giá các chính sách, chiến lược và quy trình quản lý có liên quan đến hoạt động hàng hải: Quản lý hành chính và khai thác cảng biển, An toàn và môi trường trong hoạt động hàng hải, Khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi, Đại lý và môi giới hàng hải, Bảo hiểm và giám định hàng hải, Hải quan và thanh tra hàng hải …

Mục tiêu đào tạo

– Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực hàng hải, quản trị, kinh tế và thương mại, kiến thức chuyên sâu chuyên ngành quản lý hàng hải, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của vận hành và quản lý hàng hải vào thực tiễn. Có khả
năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một cử nhân trong lĩnh vực quản lý hàng hải.

– Sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các cơ quan nhà nước có hoạt động liên quan đến Quản lý hành chính và khai thác cảng biển, Quản lý an toàn và môi trường trong hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi, Kinh doanh bảo hiểm hàng hải, Đại lý và môi giới Hàng hải, Giám định hàng hải, Hải quan cảng biển, Thanh tra hàng hải…

Cơ hội việc làm

– Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như Chuyên viên nghiệp vụ hàng hải của cơ quan nhà nước, Chuyên viên an toàn pháp chế các hãng tàu và một số cơ quan chuyên môn, Chuyên viên kinh doanh hàng hải, Chuyên viên quản lý tàu, Chuyên viên quản lý kỹ thuật vật tư, Đại lý viên, Giám định viên, Thanh tra viên hàng hải, Chuyên viên bảo hiểm hàng hải …
– Chuyên ngành Quản lý hàng hải sẽ chuẩn bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để có thể trở thành lãnh đạo, chuyên gia hàng hải và tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ về Quản lý hàng hải, Quản lý công, Quy hoạch hàng hải và các lĩnh vực liên quan khác.

Cấu trúc của chương trình đào tạo

 

 

3. Chuyên ngành ĐIỀU KHIỂN VÀ QUẢN LÝ TÀU BIỂN (7840106)

Giới thiệu chung

Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển thuộc Ngành Khoa học Hàng hải, đào tạo về tàu biển và các hệ thống liên quan, đào tạo chuyên sâu về các quy trình khai thác, vận hành tàu biển. Chương trình đào tạo Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành Khoa học hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển, bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng, xây dựng, triển khai, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển.

Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục Đại học Việt Nam và cũng được xây dựng theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Bằng cấp chuyên môn được công nhận quốc tế, đủ khả năng làm việc và trở thành Thuyền trưởng làm việc trên các loại tàu hiện đại.

Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển, yêu cầu kiến thức nâng cao về các quy trình khai thác tàu biển, khoa học hàng hải và nghiên cứu sau đại học (Cao học và Nghiên cứu sinh).

Năng lực đào tạo

– Viện Hàng hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM là đơn vị truyền thống có bề dày hơn 30 năm đào tạo Chuyên ngành Điều khiển và Quản lý tàu biển, và là đơn vị lớn nhất phía Nam về đào tạo Chuyên ngành này.

– Đội ngũ giảng viên có học vị thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm phó giáo sư; đồng thời là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, là các chuyên gia trong lĩnh vực Hàng hải.

– Hệ thống phòng thực hành, mô phỏng hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo hàng hải quốc tế. Sinh viên được thực tập trên các tàu huấn luyện của nhà trường và các tàu đang khai thác của các công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế.

Cơ hội việc làm

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp: Công ty vận tải biển trong nước và quốc tế; Hoa tiêu hàng hải; Bảo đảm an toàn hàng hải; Bảo hiểm hàng hải; Cục hàng hải; Cảng vụ hàng hải; Dịch vụ dầu khí; Giám định hàng hải; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hàng hải; Trung tâm thuyền viên; và nhiều lĩnh vực khoa học hàng hải khác.
  • Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
  • Sinh viên có nhiều cơ hội nhận học bổng cao, được đào tạo chuyên môn và tiếp nhận làm việc từ các công ty vận tải biển lớn như Mitsui, OS K-Line, NYK Nhật Bản, Stolt Tankers Hà Lan, Wagenborg Hà Lan, RHL Đức, Norgas Na Uy, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans  …trong quá trình học tập và tiếp nhận ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng thuyền viên đang rất cao, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ngay sau khi tốt nghiệp với mức lương tốt hơn nhiều so với mặt bằng chung. Môi trường làm việc quốc tế rộng mở và luôn có cơ hội thăng tiến về vị trí chuyên môn cùng với sự gia tăng thu nhập.
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, các cơ sở đào tạo về hàng hải, giao thông đường thủy. Luôn luôn có cơ hội được học tập nâng cao chuyên môn, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước, phấn đấu trở thành chuyên gia về lĩnh vực khoa học hàng hải.

Một số hình ảnh

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức giáo dục đại cương: 22 tín chỉ

  • Pháp luật đại cương
  • Triết học Mác – Lê Nin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đàng công sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Quản trị học
  • Đổi mới sáng tạo và Tư duy thiết kế

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 69 tín chỉ

Cơ sở ngành

  • Đại cương hàng hải
  • Lý thuyết và kết cấu tàu biển
  • Điện tàu thủy
  • Máy tàu thủy
  • Nghiệp vụ an toàn cơ bản
  • Nghiệp vụ cơ bản tàu két
  • Thực hành huấn luyện cơ bảnBè cứu sinh, xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao tốc
  • Thực tập biển
  • Thủy nghiệp – Thông hiệu hàng hải
  • Ứng phó các tình huống khẩn cấp và an ninh tàu biển
  • Toán hàng hải

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Máy điện hàng hải
  • Máy VTĐ hàng hải
  • Ổn định tàu
  • Sử dụng Radar và ARPA hàng hải mức vận hành
  • Thực tập thủy thủ
  • Địa văn hàng hải
  • Khí tượng hải dương
  • Luật hàng hải
  • Thiên văn hàng hải
  • Vận chuyển, bảo quản hàng hóa đường biển
  • Bảo hiểm và giám định hàng hải
  • Công ước quốc tế
  • Điều động tàu và quy tắc phòng ngừa va chạm
  • Khai báo hệ thống thông tin và chỉ báo Hải đồ điện tử
  • Thông tin liên lạc vô tuyến điện

Tự chọn

  • Khai thác – Thương vụ

Thực tập và tốt nghiệp: 12 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

 

Video giới thiệu:

4. Chuyên ngành KHAI THÁC MÁY TÀU THUỶ VÀ QUẢN LÝ KỸ THUẬT (7840106)

Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Khai thác máy tàu thủy và quản lý kỹ thuật thuộc Ngành Khoa học hàng hải trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, đào tạo cử nhân chuyên về tàu biển và các hệ thống liên quan, đào tạo chuyên sâu về Khai thác máy tàu biển sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên những con tàu hiện đại đi khắp các Đại dương, kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị, các kiến thức về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.

Năng lực đào tạo của Trường

Trường Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM có bề dày hoạt động hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục, thuộc hệ thống trường công lập, (bằng cấp được chứng nhận có giá trị), với sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý về GTVT và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Chương trình đào tạo được xây dựng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO và các quy định của Việt Nam, được cập nhật theo sự phát triển của ngành Hàng hải trong nước và thế giới.

Đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sĩ, các máy trưởng, sĩ quan máy tàu biển giàu kinh nghiệm thực tế được đào tạo từ các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế; có bề dầy kinh nghiệm giảng dạy và thâm niên thực tế đi biển.

Trong quá trình học sinh viên được thực hành, thực tập tại các phòng thực hành, các phòng mô phỏng thuộc các phòng thực hành thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên Thế giới.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khai thác máy tàu thủy và quản lý kỹ thuật có thể làm việc tại các công ty Vận tải biển trong nước và quốc tế, các công ty dịch vụ ngành dầu khí, quản trị hoặc vận hành các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, các công ty liên doanh cùng lĩnh vực ngành nghề trên khắp đất nước.

– Có thể trở thành nhà quản lý kĩ thuật đội tàu, thanh tra Cảng vụ hàng hải, giám định, đăng kiểm thuộc công ty đăng kiểm trong và ngoài nước.

– Có kết quả học tập tốt có thể trở thành giảng viên của Viện Hàng Hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy, có cơ hội học sau đại học thành thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.

– Có nhiều cơ hội nhận được học bổng và kí hợp đồng với các Công ty Vận tải biển trong và ngoài nước như Vosco, Mitsui OS K-Line, NYK, NSU (Nhật Bản), Na Uy … khi còn đang học.

– Sau khi tốt nghiệp và làm việc đúng chuyên ngành Khai thác máy tàu thủy và quản lý kỹ thuật với nhiều cơ hội được hưởng mức thu nhập cao hơn so với mức thu nhập trung bình, có cơ hội tìm kiếm mức thu nhập quốc tế được bảo hộ và kiểm soát chặt chẽ bới tổ chức ITF toàn cầu và khả năng gia tăng thu nhập và lương theo thị trường lao động quốc tế.

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức giáo dục đại cương: 19 tín chỉ

  • Pháp luật đại cương
  • Triết học Mác – Lê Nin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đàng công sản Việt Nam
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Quản trị học

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 89 tín chỉ

Cơ sở ngành

  • Đại cương hàng hải
  • Lý thuyết và kết cấu tàu biển
  • Điện tàu thủy
  • Máy tàu thủy
  • Nghiệp vụ an toàn cơ bản
  • Nghiệp vụ cơ bản tàu két
  • Thực hành huấn luyện cơ bản
  • Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn và xuồng cứu nạn cao tốc
  • Thực tập biển
  • Ứng phó các tình huống khẩn cấp và an ninh tàu biển
  • Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật
  • Nhiệt kỹ thuật
  • Vật liệu kỹ thuật
  • Thực tập xưởng cơ khí

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Máy phụ tàu thủy 1
  • Cơ sở phần tử tự động
  • Diesel tàu thủy 1
  • Thực tập nghiệp vụ thợ máy
  • Bảo dưỡng và sửa chữa
  • Hệ thống lạnh & Thiết bị trao đổi nhiệt
  • Máy phụ tàu thủy 2
  • Nồi hơi – Tuabin tàu thủy
  • Quản lý nhiên liệu dầu nhờn và vật tư
  • Điện tàu thủy nâng cao
  • Diesel tàu thủy 2
  • Hệ thống tự động
  • Quản lý khai thác hệ động lực tàu thủy
  • Thực hành bảo dưỡng sửa chữa
  • Thực hành mô phỏng hệ động lực

Thực tập và tốt nghiệp: 12 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

 

Video giới thiệu:

5. Chuyên ngành QUẢN LÝ CẢNG VÀ LOGISTICS (7840106)

Giới thiệu chung

Trong quan niệm mới của thế giới về cảng, cảng không chỉ đơn thuần là bến cảng, nơi neo đậu của những con tàu, mà là những trung tâm Logistics khổng lồ trong đó có hệ thống giao thông riêng, kho bãi, nhà xưởng, bãi container, hệ thống thủ tục thuế quan, hải quan,… Cảng biển đóng vai trò là điểm đầu trong mắt xích vận tải đa phương thức là nơi lưu trữ, phân phối hàng hóa quan trọng nhất. Có thể nói cảng biển là một thế mạnh rất lớn tại Việt Nam với số lượng lên tới 49 cảng biển và thế mạnh của Logistics Việt Nam cũng đến từ cảng biển. 

Logistics là một khái niệm tương đối mới nhưng không còn quá xa lạ trong 10 năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của thương mại quốc tế, thương mại điện tử và cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã khiến ngành Logistics nóng hơn bao giờ hết. Vai trò quan trọng của ngành này trong xã hội hiện đại là không thể phủ nhận, đặc biệt là ở nước ta, một quốc gia có vị trí chiến lược trong phát triển hệ thống cảng và Logistics. 

Ngành Quản lý cảng và Logistics tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM sẽ trang bị cho các em sinh viên phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về quản lý trang thiết bị xếp dỡ cảng, kho hàng, tổ chức khai thác ga cảng, Logistics vận tải, Logistics quốc tế, thương mại quốc tế, luật thương mại,… đảm bảo chất lượng đầu ra phù hợp cho tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics và cảng. Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết du học với các quốc gia phát triển, học chuyển tiếp bậc thạc sĩ.

Năng lực đào tạo

Trường ĐH GTVT TP.HCM là một trong những trường đại học hàng đầu và đầu tiên đào tạo trong lĩnh vực Logistics, cảng biển, vận tải, thương mại. Với thế mạnh đào tạo về đường thủy, đường bộ sẵn có, trường có thế mạnh đặc biệt trong đào tạo các chuyên ngành liên quan tới Logistics, cảng biển và là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh, học sinh. 

Viện Hàng hải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM là đơn vị truyền thống có bề dày hơn 30 năm. Đội ngũ giảng viên có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, học hàm phó giáo sư; đồng thời là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, là các chuyên gia trong lĩnh vực Logistics, cảng biển, thương mại, vận tải. 

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo về quản lý cảng và Logistics. Phòng học đa năng được trang bị đầy đủ máy móc, hệ thống thiết bị thực hành đầu tư đồng bộ và hiện đại đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên. Ngoài ra nhằm phát triển toàn diện thể lực và trí lực cho học viên, thư viện, sân thể thao, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ tài năng cũng được quan tâm nâng cấp và phát triển.

Cơ hội việc làm

– Mục tiêu chương trình đạo tạo gắn liền với thực tiễn, đào tạo chuyên sâu về Logistics và quản lý cảng. Với thời lượng 120 tín chỉ, trong 4 năm học, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm xấp xỉ 500 sinh viên, con số sinh viên tốt nghiệp hàng năm đạt tương đương. 

– Với tốc độ phát triển bùng nổ mạnh mẽ nhất từng được ghi nhận từ năm 2019 tới nay của ngành Logistics, cảng biển và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 yêu cầu các doanh nghiệp đang phải chạy đua với vấn đề nhân sự. Có thể thấy Việt Nam đang thiếu hụt rất lớn nguồn lao động chất lượng cao trong ngành Logistics và cảng biển do vậy cơ hội việc làm trong ngành này là rất lớn. 

– Các công việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các doanh nghiệp vận tải biển nội địa và quốc tế; doanh nghiệp Logistics quốc tế; các phòng ban Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp cảng biển; doanh nghiệp vận tải đa phương thức; doanh nghiệp cho thuê tàu biển, doanh nghiệp quản trị đội tàu biển, công ty tài chính tàu biển, hoặc làm việc trong các viện nghiên cứu trong lĩnh vực Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, hàng hải và cảng biển.

– Công việc nhân viên Logistics có những ưu điểm lớn nhất là nhiều cơ hội việc làm, nhanh tăng lương và lương của các vị trí quản lý thì cực kỳ cao. Nhân viên Logistics có thể tăng lương chỉ sau 1 – 2 năm làm việc với mỗi lần tăng khoảng 2 – 3 triệu trở lên. Với mức lương trung bình 10 – 12 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường được đào tạo đúng chuyên ngành sau 4 – 6 năm làm việc, tùy vào năng lực mà bạn có thể được thăng chức làm quản lý với mức lương đáng mơ ước:

  • Giám sát: Thu nhập của những người đảm nhiệm vai trò giám sát Logistics trung bình từ khoảng từ 20 – 30 triệu/tháng.
  • Quản lý Logistics/Trưởng phòng Logistics: Ở các vai trò này, mức lương bạn nhận được sẽ dao động từ 20 – 100 triệu/tháng, tùy vào quy mô công ty bạn làm việc và hiệu suất công việc, tình hình kinh doanh của bộ phận.
  • Giám đốc Logistics: Đây là vị trí chỉ có ở những công ty và tập đoàn lớn vì ở những nơi nhỏ hơn thì chỉ cần Trưởng phòng để quản lý bộ phận hậu cần. Giám đốc Logistics là người chịu trách nhiệm tổng thể cho cả công ty Logistics và mức lương của bạn sẽ từ 100 – 150 triệu/tháng.
  • Giám đốc chuỗi cung ứng: Là người phụ trách đưa một sản phẩm, loại hàng hóa ra thị trường (có thể là từ quốc tế vào Việt Nam và ngược lại), Giám đốc chuỗi cung ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành Logistics và xuất nhập khẩu. So sánh với tất cả các vai trò công việc khác trong ngành này thì lương của Giám đốc chuỗi cung ứng là cao nhất, có thể đạt tới mức gần 200 triệu/tháng.

Một số hình ảnh

Cấu trúc của chương trình đào tạo

 

 

Website VIỆN HÀNG HẢI: http://ma.ut.edu.vn/