NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG

1. Chuyên ngành KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG

  • Mã ngành xét tuyển: 7520207 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

2. Chuyên ngành KỸ THUẬT THIẾT KẾ VI MẠCH

  • Mã ngành xét tuyển: 7520207 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1. Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG (7520207)

Giới thiệu chung

– Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; Có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực ĐTVT; Có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng ĐTVT của xã hội.
– Người học sau khi hoàn thành chương trình có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng lực tổ chức và điều hành hoạt động tổ chức sản xuất; có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, trách nhiệm xã hội và hòa nhập môi trường lao động đa quốc gia.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GV có trình độ, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập SV được tham gia thực hành, thực tập với các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty thiết kế thi công các giải pháp vạn vật kết nối Internet (IoT), các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, các đài thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử và viễn thông và các lĩnh vực liên quan.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông có khả năng đảm nhận các công việc liên quan như:
– Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty thiết kế thi công các giải pháp vạn vật kết nối Internet (IoT), các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, các đài thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước.
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử, viễn thông, hệ thống thông tin tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước;
– Nhân viên cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo;
– Kỹ thuật viên tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử và Viễn thông, các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan ở các Viện, các trung tâm và các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, các tập đoàn, công ty và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử và truyền thông.
– Giảng viên, nghiên cứu viên giảng dạy, nghiên cứu ở các trường Đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu;
– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

Một số hình ảnh sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông đi học thực tế

Thực tập tại doanh nghiệp

Tham quan doanh nghiệp

Học tập tại doanh nghiệp

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

2. Chuyên ngành: KỸ THUẬT THIẾT KẾ VI MẠCH (7520207)

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật thiết kế vi mạch được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật thiết kế vi mạch có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; Có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn; Có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng vi mạch bán dẫn của xã hội.

Người học sau khi hoàn thành chương trình có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng lực tổ chức và điều hành hoạt động tổ chức sản xuất; có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, trách nhiệm xã hội và hòa nhập môi trường lao động đa quốc gia.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Sinh viên học tập trong môi trường năng động với nhiều hoạt động đi kèm lý thuyết, thực hành, tham quan thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp, tập đoàn đúng chuyên ngành.

– Nghiên cứu khoa học: Sinh viên được tạo điều kiện cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Bộ môn ĐTVT nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường và tham gia các cuộc thi liên trường.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật thiết kế vi mạch có khả năng đảm nhận các công việc liên quan như:

  • Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty thiết kế thi công các giải pháp vạn vật kết nối Internet (IoT)..
  • Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước;
  • Nhân viên cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo;
  • Kỹ thuật viên tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật thiết kế vi mạch, các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan ở các Viện, các trung tâm và các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, các tập đoàn, công ty và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử và vi mạch bán dẫn.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên giảng dạy, nghiên cứu ở các trường Đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu;
  • Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

– Nhu cầu nhân lực: Với xu thế hiện nay, các công ty về điện tử và vi mạch bán dẫn đang tăng trưởng rất lớn tại thị trường Việt Nam nên nhu cầu nhân sự là rất lớn. Các công ty có nhu cầu tuyển dụng sinh viên từ khi bắt đầu thực tập tốt nghiệp.

Cấu trúc của chương trình (Course Structure)

  1. a) Các học phần bắt buộc, học phần tự chọn, số tín chỉ mỗi học phần

 Khối lượng kiến thức đại cương:   28 tín chỉ

Bắt buộc (BB): 28 tín chỉ

STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Ghi chú
1 Toán và Khoa học tự nhiên  Bắt buộc
  Bắt buộc   15  
1.1 001213 Đại số 3
1.2 001202 Giải tích 1 3
1.3 001207 Toán chuyên đề 3 3
1.4 002002 Vật lý 2 3
1.5 084003 Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật 3
2 Pháp luật và Khoa học xã hội 13 Bắt buộc
2.1 005004 Pháp luật đại cương 2
2.2 005105 Triết học Mác – Lênin 3
2.3 005106 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
2.4 005107 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
2.5 005108 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2
2.6 005102 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

Ghi chú: Kiến thức đại cương là  bắt buộc.

  1. Khối lượng kiến thức cơ sở ngành: 48 tín chỉ

Bắt buộc (BB): 48 tín chỉ

STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Ghi chú
1  Kiến thức chung của nhóm ngành 30 Bắt buộc
1.1 039001 Nhập môn ngành         Kỹ thuật thiết kế vi mạch 3
1.2 032106 Vật lý bán dẫn 3
1.3 032401 Dụng cụ linh kiện      điện tử 3
1.4 032104 Kỹ thuật số 3
1.5 032202 Mạch điện tử 1 3
1.6 036404 Thiết bị điện 3
1.7 033103 Kỹ thuật vi xử lý 3
1.8 036041 Giải tích mạch 3
1.9 037115 Kỹ thuật đo 3
1.10 016056 Đổi mới sáng tạo và công nghệ 3
2  Kiến thức chung của ngành 18 Bắt buộc
2.1 032103 Mạch điện tử 2 3
2.3 032106 Xử lý số tín hiệu 3
2.4 032107 Lý thuyết trường                      điện từ 3
2.5 032308 Truyền số liệu và mạng máy tính 3
2.6 032438 Kỹ thuật phần mềm và ứng dụng 3  
2.9 032414 Thực tập tay nghề            điện tử – số 3  

Ghi chú: Kiến thức cơ sở ngành là bắt buộc.

  1. Khối lượng kiến thức chuyên ngành: 44 tín chỉ

Bắt buộc (BB): 38 tín chỉ

Tự chọn (TC): 6 tín chỉ

Stt Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1 Kiến thức chuyên ngành bắt buộc    
1.1 039002 Thiết kế vi mạch số 4
1.2 039003 Hệ điều hành 3
1.3 039004 Thiết kế vi mạch tương tự 4
1.4 039005 Thiết kế SoC 3
1.5 039006 Đồ án thiết kế vi mạch 1 3
1.6 039007 Đồ án thiết kế vi mạch 2 3
1.7 039008 Hệ thống nhúng 3
1.8 039009 Ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL) 3
2 Kiến thức chuyên ngành tự chọn    
2.1 039010 Thiết kế hệ thống VLSI 3
2.2 032409 Kỹ thuật xung 3
2.3 039011 Thiết kế ứng dụng IoT 3
2.4 039012 Chuyên đề 3
2.5 032439 Trí tuệ nhân tạo 3
2.6 032424 Xử lý âm thanh hình ảnh 3
3 Khối lượng kiến thức tốt nghiệp:    
3.1 039013 Thực tập tốt nghiệp 4
3.2 039014 Khóa luận tốt nghiệp 8

    4. Kiến thức điều kiện: 12 tín chỉ

(không tính điểm tích lũy vào chương trình học)

  • Bắt buộc: 10 tín chỉ
  • Tự chọn: 2 tín chỉ
STT

học phần

Tên học phần Số

tín chỉ

Ghi chú
1 Giáo dục thể chất (theo Quyết định 490/ĐHGTVT-ĐT ngày 06/6/2016) 4 BB
1.1 004101 Lý thuyết GDTC 1 BB
1.2 004105 Điền kinh 1
1.3 004103 Bơi 1 (50m) 1 TC
1.4 004104 Bơi 2 (200m) 1
1.5 004106 Bóng chuyền 1
1.6 004107 Bóng đá 1
1.7 004108 Bóng rổ 1
1.8 004109 Bóng bàn 1
1.9 004110 Cờ vua 1
2 Giáo dục Quốc phòng và An ninh

(theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020)

165 tiết BB
2.1 007201 Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam 45 tiết CC
2.2 007202 Công tác quốc phòng và an ninh 30 tiết
2.3 007203 Quân sự chung 30 tiết
2.4 007204 Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật 60 tiết
3 Ngoại ngữ bổ trợ (nếu chưa đạt tiếng Anh đầu vào)

(theo Quyết định 670/QĐ-ĐHGTVT ngày 25/09/2020)

Tự chọn

 b) Các hướng nghiên cứu khoa học; thực hành, thực tập

– Nghiên cứu lĩnh vực vi mạch bán dẫn

– Nghiên cứu lĩnh vực điện tử như IoT

c) Các hướng làm luận văn/Đồ án/Đề án tốt nghiệp:

– Các đề tài thuộc lĩnh vực điện tử như IoT..

– Các đề tài về thiết kế vi mạch bán dẫn

Website KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG: https://dtvt.ut.edu.vn/