NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG
Chuyên ngành: ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG
- Mã ngành xét tuyển: 7520207 (Chương trình chuẩn) – 7520207H (Chương trình chất lượng cao)
- Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07
__________________________________
Giới thiệu chung
Chương trình đào tạo chuyên ngành Điện tử viễn thông được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Điện công nghiệp có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; Có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Điện tử viễn thông; Có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng Điện tử viễn thông của xã hội.
Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực Kỹ thuật điện tử – viễn thông, kiến thức chuyên sâu ngành. Kỹ thuật điện tử – viễn thông, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của Điện tử viễn thông vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một kỹ sư/cử nhân trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử – viễn thông.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm:
- Áp dụng kiến thức toán, khoa học tự nhiên vào chuyên ngành Điện tử viễn thông.
- Áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật ngành và kiến thức kỹ thuật ngành nâng cao trong lập luận phân tích để giải quyết các bài toán kỹ thuật chuyên môn phức tạp liên quan đến Điện tử viễn thông trong môi trường làm việc chuyên nghiệp đa văn hóa, đa quốc gia.
- Tổng hợp các kiến thức cơ bản và sử dụng các kỹ năng, các công nghệ tiên tiến khoa học kỹ thuật cần thiết cho hoạt động lãnh đạo: quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.
- Nhận thức, xác định được các kiến thức đương đại liên quan khoa học chính trị và pháp luật, khoa học xã hội phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
- Nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp đối với ngành chuyên môn, môi trường và xã hội.
- Khởi tạo, đề xuất hoặc đánh giá các giải pháp, chiến lược mới, các quy trình kỹ thuật, phát triển phần mềm, xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống Điện tử viễn thông đổi mới, công nghệ mới, cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
- Tự nhận thức về giới hạn khả năng của bản thân, hiểu được sự cần thiết của việc tự đào tạo, tự học suốt đời.
Hoạt động sinh viên
– Học tập, thực hành: Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GV có trình độ, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập SV được tham gia thực hành, thực tập với các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty thiết kế thi công các giải pháp vạn vật kết nối Internet (IoT), các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, các đài thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước
– Nghiên cứu khoa học: tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử và viễn thông và các lĩnh vực liên quan.
Cơ hội việc làm
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận được những vị trí sau:
– Kỹ thuật viên thiết kế các hệ thống điện tử, viễn thông, hệ thống thông tin cho nhà máy, xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước;
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử, viễn thông, hệ thống thông tin tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty trong và ngoài nước;
– Nhân viên cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo;
– Nhân viên các công ty phát triển kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị điện tử, viễn thông;
– Nhân viên ác công ty thực hiện thiết kế mô phỏng trên máy tính.
– Kỹ thuật viên tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử và viễn thông, các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan ở các Viện, các trung tâm và các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, các tập đoàn, công ty và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử và truyền thông.
– Chuyên gia tham gia nghiên cứu chuyển giao công nghệ mới tại công ty xí nghiệp;
– Giảng viên, nghiên cứu viên giảng dạy, nghiên cứu ở các trường Đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu;
– Huấn luyện viên tham gia các chương trình huấn luyện đào tạo nhân viên tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Cấu trúc của chương trình đào tạo
Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43
Website KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG: https://dtvt.ut.edu.vn/