NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Chuyên ngành QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MÁY XẾP DỠ – XÂY DỰNG; CƠ KHÍ TỰ ĐỘNG

  • Mã ngành xét tuyển: 7520103A (Chương trình tiên tiến)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1. Chuyên ngành QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC MÁY XẾP DỠ – XÂY DỰNG

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Quản lý và khai thác Máy xếp dỡ – xây dựng thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí có trình độ chuyên môn tốt, có kiến thức khoa học nền tảng và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý và khai thác Máy xếp dỡ – xây dựng, có phương pháp tư duy hệ thống, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. Đồng thời, đào tạo người học có phẩm chất chính trị và đạo đức, nắm vững và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có sức khỏe, có ý thức và tác phong nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước.

Chương trình đào tạo còn cung cấp kiến thức lý thuyết nâng cao, hiện đại về Quản lý và khai thác Máy xếp dỡ – xây dựng, đảm bảo tính hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Mục tiêu của chương trình

  • Về kiến thức

1. Kiến thức chung

– Có hiểu biết về Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác  Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản về pháp luật, các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chương trình đào tạo.

– Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên; Có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận khai thác các thông tin và kiến thức mới; Có khả năng sử dụng khoa học cơ bản vào nghiên cứu và phát triển học thuật.

– Có kiến thức cơ bản về Quốc phòng – An ninh, Thể thao, có tác phong quân sự, có tinh thần sẵn sàng phục vụ trong các lực lượng vũ trang để bảo vệ Tổ quốc.

2. Kiến thức chuyên ngành

– Nắm vững nguyên lý hoạt động, tính toán thiết kế, tính toán lựa chọn, tính toán kiểm nghiệm, quy trình công nghệ (chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng…), thiết kế hoán cải, nâng cấp các thiết bị cơ khí dùng chung, các hệ thống truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thủy lực, truyền động khí nén và truyền động phức hợp. Có khả năng định hướng và cập nhật những kiến thức mới về Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ trong lĩnh vực cơ khí dùng chung. Kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc, kết cấu các chi tiết và các hệ thống của các loại máy xếp dỡ và máy xây dựng. Các phương pháp tính toán, thiết kế các kết cấu, chi tiết, cụm chi tiết và các cơ cấu công tác của máy xếp dỡ và máy xây dựng.

– Kiến thức về tổ chức bảo trì và sửa chữa máy móc, phương tiện xếp dỡ, vận chuyển và các loại máy xây dựng. Có khả năng phân tích các nguyên nhân và khắc phục được hư hỏng trong quá trình hoạt động của máy xếp dỡ và máy xây dựng. Kiến thức về quản lý, khai thác hệ thống máy xếp dỡ và máy xây dựng. Kiến thức về an toàn, vệ sinh công nghiệp và môi trường.

  • Về kỹ năng

1. Về kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp và các tố chất

Có kỹ năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật; Giải thích được các nguyên nhân hư hỏng trong quá trình hoạt động của các loại máy xếp dỡ vá máy xây dựng, xác định được mức độ hư hỏng và đề xuất cách giải quyết.

Có khả năng tự học, tự nghiên cứu qua sách vở, tài liệu, biết khai thác và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên thông tin, nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học.

2. Về kỹ năng phối hợp giữa các cá nhân

Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành); Kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong lĩnh vực cơ giới xếp dỡ vá xây dựng; quản lý dịch vụ liên quan chuyên ngành xếp dỡ và xây dựng; Kỹ năng trình bày vấn đề chuyên ngành xếp dỡ và xây dựng.

3. Khả năng áp dụng kiến thức để đem lại lợi ích cho xã hội

Có kỹ năng nghiên cứu, thiết kế, cải tiến kết cấu và các hệ thống cơ khí nói chung và các loại máy xếp dỡ, các loại máy xây dựng nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng; Có kỹ năng bảo dưỡng, chẩn đoán hư hỏng, sửa chữa các hệ thống liên quan đến các thiết bị xếp dỡ và xây dựng; kiểm định kỹ thuật các máy phục vụ công tác xếp dỡ và xây dựng.

Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp

Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý & khai thác máy xếp dỡ – xây dựng có thể đảm đương các cương vị lãnh đạo tại các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội với các công việc có thể đảm nhận:

  • Tính toán, thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa các hạng mục cơ khí và Máy xếp dỡ – Xây dựng.
  • Thiết kế quy trình công nghệ cơ khí, quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa máy xếp dỡ – xây dựng.
  • Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát quá trình công nghệ chế tạo và lắp đặt các thiết bị máy xếp dỡ và xây dựng hoặc các tổ hợp máy sản xuất khác trong nhà máy của các công ty trong các khu công nghiệp.
  • Thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí nói chung và máy xếp dỡ – xây dựng nói riêng.
  • Kinh doanh trong lĩnh vực kỹ thuật (mua bán trang thiết bị, máy móc, vật tư phụ tùng)
  • Tư vấn kỹ thuật, thẩm định, đánh giá các dự án về cơ khí, trang thiết bị máy xếp dỡ – xây dựng cho cảng, cho công ty xây dựng và các cơ sở sản xuất.
  • Có đủ kỹ năng để đảm nhận các công việc như cán bộ kỹ thuật ngành cơ khí, cán bộ quản lý trong các lĩnh vực vận tải (cảng biển, cảng sông, cảng hàng không), trong các nhà máy, các công trình xây dựng và cơ sở sản xuất công nghiệp (nhà máy sản xuất và chế biến, đóng tàu, khai khoáng, …).
  • Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển chuyên môn và năng lực quản lý, thực hành.
  • Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa máy, lên kế hoạch quản lý vật tư phụ tùng thay thế định kỳ cho các thiết bị đang hoạt động trong các đơn vị (công ty thi công xây dựng công trình giao thông, xây dựng, cảng biển, thủy điện, điện gió, công ty sản xuất trong khu công nghiệp, các công ty thang máy,…)
  • Giảng dạy các môn học chuyên môn ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có mở ngành, chuyên ngành liên quan;
  • Kiểm định viên và giảng viên huấn luyện an toàn trong lĩnh vực kiểm định thiết bị an toàn máy cơ khí trong dây chuyền sản xuất và công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Hoạt động của sinh viên

  • Học tập, thực hành: trong chương trình học (4 năm), SV sẽ trải qua 3 đợt thực tập: thực tập tại xưởng CK của trường (q12), Thực tập Chuyên môn (tại doanh nghiệp), Thực tập Tốt nghiệp (tại doanh nghiệp).
  • Nghiên cứu khoa học
  • Các hoạt động văn hóa, xã hội

Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm: SV có nhiều cơ hội việc làm tại các cảng song, cảng biển của VN và tại các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực Logistics (các công ty Logistics, Forwarders, các hãng tàu biển quốc tế, …)

Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm: hầu hết các SV đều tìm được việc làm ngay sau khi ra trường với tỉ lệ đạt 100%.

Nhu cầu nhân lực: nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực cảng và logistics hiện nay rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của VN ngày nay.

Sinh viên hiện đang làm việc tại những công ty danh tiếng như:

  • Cảng sông, cảng biển: Tổng Công ty Tân Cảng VN, Tổng công ty Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng VICT, Cảng Gemalink, Cảng Phước Long, Cảng Đồng Nai, Cảng Hiệp Phước, Cảng, TC Cái Cui (Cần Thơ), Cảng SSIT Vũng Tàu, Cảng Phú Mỹ, Cảng TC Cam Ranh, Cảng TC Quy Nhơn, Cảng Chân Mây (Huế), Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), hệ thống các Cảng tại Hải Phòng…
  • Hãng tàu biển: MAERSK VN, EVERGREEN, APL, MSC…
  • Các Forwarders: Gemadept, Schenker, …

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

Video giới thiệu

2. Chuyên ngành CƠ KHÍ TỰ ĐỘNG

Giới thiệu chung

Ngành Cơ khí tự động gắn liền với các quá trình sản xuất tự động hóa trong công nghiệp, nơi các thao tác của con người được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot.

Ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức về các hệ thống điều khiển tự động hiện đại trong công nghiệp cùng với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, trí tuệ nhân tạo, những ý tưởng sáng tạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cuộc cách mạng 4.0  tất cả các lĩnh vực sẽ được trở thành hiện thực.

Chương trình có tính ứng dụng cao trong cuộc cách mạng khoa học 4.0 (Ngày 27 tháng 09 năm 2019, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”)

Đặc biệt sinh viên được tiếp cận với trang thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại.

Mục tiêu của chương trình

Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Cơ khí tự động hóa nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, giỏi về cơ khí, điện, điện tử, có kiến thức về công nghệ thông tin để người cử nhân có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về cơ khí tự động của đất nước và khu vực trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hoạt động sinh viên

Học tập, thực hành: Tham gia hoạt động nhóm học tập  hiệu quả, chuyên nghiệp, giải quyết các bài toán tự động hóa nhiều thông số ràng buộc đầu vào thuộc chuyên ngành CKTĐ bằng phương pháp cụ thể, chủ động, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn toàn bộ một dự án hệ thống tự động hóa, tham gia nghiên cứu các dự chuyển đổi số trong ngành cơ khí tự động.

Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu Thiết kế, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực Cơ khí tự động, tham gia Lập kế hoạch xây dựng một dự án khởi nghiệp, xây dựng cộng đồng khởi nghiệp trong lĩnh vực có khí tự động, công nghiệp phù trợ.

Các hoạt động văn hóa, xã hội: Tham gia các câu lạc bộ kỹ năng, các câu lạc bộ tình nguyện vì cộng đồng.

Cơ hội làm việc

Cơ hội việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ khí tự động hóa sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí như sau:

  • Nghiên cứu viên tại, Viện Ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao, …
  • Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực
  • Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô VinFast, ô tô Thaco, …., tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền cơ khí tự đông trong các nhà máy, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng, dây chuyền sản xuất Samsung, VinSmart, Tập đoàn Intel, Tập đoàn FPT…Tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm như Vinamilk, Nutifood… dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng ở các nhà máy Hà Tiên, Holcim…

Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm: Trên 96% sinh viên ngành cơ khí tự động  có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trên 30 % sinh viên đã được tuyển dụng đi làm tại kỳ 8 của năm 4. Trên 20 % sinh viên được các doanh nghiệp giữ lại làm việc trong quá trình đi thực tập.

Nhu cầu nhân lực: Sau khi dịch bệnh được khống chế, Việt Nam lọt vào “tầm ngắm” của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, đất nước chúng ta đang đẩy mạnh cuộc cách mạnh khoa học lần thứ 4, tích cực chuyển đổi số toàn diện trong nhiều ngành, xây dựng nền kinh số, xã hội số, công nghiệp công nghệ số,  chính phủ số thì  dự báo nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp ngành cơ khí tự động sẽ tăng mạnh và đạt khoảng 1.500.000 người vào năm 2025 ( Nguồn: “Tạp chí điện tử Cơ khí và Đời sống” Giấy phép số: 373/GP-BTTTT, ngày 21 tháng 6 năm 2021)

Sinh viên hiện đang làm việc tại những công ty danh tiếng như: Tập đoàn Samsung, ô tô VinFast, ô tô Thaco, Tập đoàn Intel, Tập đoàn FPT…Tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm như Vinamilk, Nutifood… dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng ở các nhà máy Hà Tiên, Holcim…

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức giáo dục đại cương: 22 tín chỉ

  • Phương pháp nghiên cứu
  • Quản trị học
  • Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng
  • Triết học Mác – Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác–Lênin
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Lịch sử Đảng cộng sản VN
  • Pháp luật đại cương

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 86 tín chỉ

Cơ sở ngành

  • Hình họa – Vẽ kỹ thuật
  • Cơ học lý thuyết
  • Vật liệu và công nghệ vật liệu
  • Cơ học vật liệu cơ khí
  • Nhập môn ngành CNKT CK
  • Kỹ thuật điện – điện tử
  • Kỹ thuật nhiệt và truyền nhiệt
  • Kinh tế xếp dỡ và vận tải hàng hóa
  • Điện tử cơ bản
  • Chi tiết máy
  • Nguyên lý máy và dung sai
  • Cơ học kết cấu
  • Máy thủy lực
  • An toàn kỹ thuật
  • Cấu tạo động cơ đốt trong

Kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

  • Máy trục
  • Kết cấu thép MXD&XD
  • Máy vận chuyển liên tục
  • Tin học ứng dụng trong MXD&XD
  • Công nghệ chế tạo và lắp ráp MXD&XD
  • Quản lý sản xuất
  • Trang bị điện MXD&XD
  • Máy nâng tự hành
  • Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa MXD
  • Quản lý và khai thác MXD-XD
  • Kỹ thuật xếp dỡ hàng hóa

Tự chọn

  • Đổi mới sáng tạo và tư duy thiết kế
  • Thiết bị mang hàng
  • Phương tiện vận tải
  • Khai thác vận chuyển container
  • Hệ thống điều khiển tự động MXD-XD

Thực tập và tốt nghiệp: 12 tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

Website VIỆN CƠ KHÍ: https://ime.ut.edu.vn/