NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

1. Chuyên ngành CƠ KHÍ Ô TÔ

  • Mã ngành xét tuyển: 752013001 (Chương trình chuẩn) – 752013001H (Chương trình chất lượng cao) 
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

2. Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ

  • Mã ngành xét tuyển: 752013002 (Chương trình chuẩn) – 752013002H (Chương trình chất lượng cao)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

3. Chuyên ngành Ô TÔ ĐIỆN

  • Mã ngành xét tuyển: 752013003 (Chương trình chuẩn) – 752013003H (Chương trình chất lượng cao)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1. Chuyên ngành CƠ KHÍ Ô TÔ (752013001 – 752013001H)

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí ô tô được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Kỹ thuật ô tô có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Cơ khí ô tô, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng kiến thức lý thuyết nâng cao, hiện đại về kỹ thuật ô tô, đảm bảo tính hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

– Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghiệp ô tô, kiến thức chuyên sâu ngành Kỹ thuật ô tô, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của ngành đào tạo vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một cử nhân trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô.

Mục tiêu của chương trình

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật ô tô có khả năng:

  • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để vận dụng, tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và học tập nâng cao trình độ sau này.
  • Có hiểu biết các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và quốc phòng – an ninh trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân, hình thành ý thức chấp hành pháp luật và các hoạt động nghề nghiệp.
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để giao tiếp hiệu quả, hoạt động độc lập trong môi trường đa quốc gia, đa ngành nghề.
  • Có kiến thức nền tảng vững chắc về cơ sở ngành và chuyên ngành để vận dụng vào thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng-sửa chữa trong lĩnh vực cơ khí và các hoạt động chuyên ngành.
  • Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với người khác và với xã hội.
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và tư vấn kỹ thuật, điều hành các hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Thực hành tại xưởng thực hành của trường và Phòng thực hành trên máy tính với tổng thời lượng thực hành chiếm 20% thời lượng CTĐT.

Sinh viên tham gia hoạt động giới thiệu Ngành đầu khóa

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các hội thảo về khoa học và công nghệ mới

Sinh viên tham dự hội thảo khoa học với chuyên gia nước ngoài

– Các hoạt động văn hóa, xã hội

Cơ hội việc làm

  • Làm cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành có liên quan về cơ khí, về kỹ thuật trong công nghiệp, trong sản xuất, trong giao thông vận tải,…
  • Thiết kế kỹ thuật, dây chuyền công nghệ và chuyển giao công nghệ tại các đơn vị sản xuất.
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về cơ khí và kỹ thuật tại các Viện, các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,…
  • Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý tại các Trung tâm khai thác dịch vụ ô tô, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm về ô tô,….
  • Nhân viên kỹ thuật, quản lý kỹ thuật tại các nhà máy lắp ráp, chế tạo ô tô;
  • Chuyên viên kỹ thuật về thiết kế ô tô, phụ tùng ô tô;
  • Cán bộ quản lý, chuyên viên hành chính Nhà nước về Giao thông vận tải, phương tiện cơ giới;
  • Kinh doanh về ô tô, phụ tùng ô tô, giám đốc công ty hay garage ô tô.

Sinh viên hiện đang làm việc tại những công ty danh tiếng như: Trường Hải; Vĩnh Phát; các đại lý ô tô Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, BMW Việt Nam,…; các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới,…

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

2. Chuyên ngành CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ (752013002 – 752013002H)

Giới thiệu chung

Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ điện tử ô tô được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư/cử nhân ngành Kỹ thuật ô tô có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Cơ điện tử ô tô, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng kiến thức lý thuyết nâng cao, hiện đại về kỹ thuật ô tô, đảm bảo tính hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghiệp ô tô, kiến thức chuyên sâu ngành Kỹ thuật ô tô, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của ngành đào tạo vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một cử nhân trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô.

Mục tiêu của chương trình

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngành Kỹ thuật ô tô/ chuyên ngành Cơ điện tử ô tô có khả năng:

  • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để vận dụng, tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành và học tập nâng cao trình độ sau này.
  • Có hiểu biết các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, pháp luật, khoa học xã hội và quốc phòng – an ninh trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân, hình thành ý thức chấp hành pháp luật và các hoạt động nghề nghiệp.
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ để giao tiếp hiệu quả, hoạt động độc lập trong môi trường đa quốc gia, đa ngành nghề.
  • Có kiến thức nền tảng vững chắc về cơ sở ngành và chuyên ngành để vận dụng vào thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng-sửa chữa trong lĩnh vực cơ khí và các hoạt động chuyên ngành.
  • Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với người khác và với xã hội.
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và tư vấn kỹ thuật, điều hành các hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Thực hành tại xưởng thực hành của trường và Phòng thực hành trên máy tính với tổng thời lượng thực hành chiếm 20% thời lượng CTĐT.

Sinh viên tham gia hoạt động giới thiệu Ngành đầu khóa

Thực tập tại các nhà máy, công ty về ô tô

Sinh viên thực tập tại Trường Hải (KCN Chu Lai) và Nhà máy lắp ráp ô tô Vĩnh Phát

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các hội thảo về khoa học và công nghệ mới

 

Sinh viên tham dự hội thảo khoa học với chuyên gia nước ngoài

– Các hoạt động văn hóa, xã hội

Cơ hội việc làm

  • Đảm nhận các công việc kỹ thuật, quản lý khai thác, bảo trì và sửa chữa ô tô tại các đơn vị dịch vụ ô tô như garage, đại lý ô tô, công ty vận tải,…
  • Làm việc trong các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty vận tải;
  • Tư vấn, thiết kế, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực về công nghệ ô tô; Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng liên quan đến chuyên ngành Cơ điện ô tô. Các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô; thiết kế kỹ thuật các chi tiết-cụm chi tiết tại các công ty;
  • Giảng dạy các môn học chuyên môn ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có mở ngành, chuyên ngành liên quan;
  • Học nâng cao ở các bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ).

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

3. Chuyên ngành Ô TÔ ĐIỆN (752013003 – 752013003H)

Là ngành gì?

Ô tô điện là loại phương tiện được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện. Thay vì sử dụng các động cơ đốt trong truyền thống với các nhiên liệu như xăng hoặc dầu diesel, ô tô điện sử dụng năng lượng được cung cấp từ một bộ pin sạc.

Ô tô chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện gọi là xe điện thuần túy (EV). Ngoài ra, loại xe ô tô vừa có thể chạy bằng điện, vừa có thể chạy bằng các nhiên liệu khác được gọi là xe điện lai – xe hybrid (HEV).

Ô tô điện với đặc tính thân thiện môi trường, đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô thế giới đang trải qua một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ khi nhiều nhà sản xuất lớn đã và đang chuyển sang sản xuất ô tô điện thay vì các xe sử dụng động cơ đốt trong.

Ước tính, trong vòng 5 năm tới, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ thấp hơn so với xe sử dụng xăng, dầu truyền thống tại các nước châu Âu.  Đến năm 2035, xe điện có thể thống lĩnh thị trường xe hơi, Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra tuyên bố sẽ cấm bán ôtô sử dụng động cơ xăng và diesel (ICE) kể từ năm 2035.

Tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP 26 diễn ra vào cuối tháng 10/2021, gần 150 quốc gia trong đó có Việt Nam đã cam kết đưa mức khí thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ này. Một trong những mục tiêu để thực hiện cam kết đó là gia tăng các loại phương tiện ô tô điện không phát khí thải.

Để thực hiện cam kết kể trên, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg. Theo đó, Chính phủ đã đặt ra lộ trình cắt giảm các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, ưu tiên phát triển xe điện. Tiến tới năm 2050, 100% phương tiện giao thông như ô tô, xe máy sẽ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Như vậy ngành Ô tô điện là một ngành học mới, đầy tiềm năng chuyên nghiên cứu và thực hiện các giải pháp về thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa điện và các thiết bị điện tử trên ô tô. Ngành này cung cấp những kiến thức chuyên sâu về các hệ thống đặc thù trên ô tô sử dụng năng lượng điện một phần hoặc toàn phần. Trang bị khả năng lập luận kỹ thuật cho người học. Từ đó, giúp người học có khả năng thực hiện công tác trong các lĩnh vực thiết kế, chế tạo, vận hành, kiểm tra và phân tích chính xác đối với   các hệ thống sản xuất lắp ráp, chế tạo xe điện nói chung và ô tô điện nói riêng.

Học gì?

Chương trình đào tạo tại trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho sinh viên ngành Ô tô điện ngoài việc được cung cấp các khối kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành tương ứng, sinh viên còn có nhiều cơ hội rèn luyện tay nghề trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Các môn học chuyên ngành lần đầu được đưa vào giảng dạy như: Nhiên liệu sạch, Hybrid và Fuel Cell, Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Ô tô thông minh… sẽ cung cấp cho người học đáp ứng nhu cầu đối với nhiều hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đang đầu tư phát triển các thế hệ ô tô tương lai như: ô tô điện, ô tô hybrid, ô tô dùng pin nhiên liệu (fuel cell) và ô tô thông minh. Chương trình này hướng tới đào tạo ra các kỹ sư R&D có tư duy sáng tạo, các chuyên gia công nghệ, các nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hiện đại.

Làm gì?

Sau khi được đào tạo, người học ngành Ô tô điện có thể đảm nhận vị trí làm việc tại nhiều lĩnh vực với mức thu nhập thực sự hấp dẫn lĩnh, môi trường làm việc năng động và đa dạng như sau:

Thiết kế, phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng cho các nhà máy sản xuất ô tô nói chung và ô tô điện nói riêng.

Vận hành hệ thống sản xuất, lắp ráp ô tô điện tại các công ty, tập đoàn sản xuất và lắp ráp ô tô.

Chuyên viên kỹ thuật, đào tạo, tư vấn, chăm sóc khách hàng trong các công ty sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô và các sản phẩm công nghệ liên quan đến ô tô.

Nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực Kỹ thuật ô tô, chuyên ngành Ô tô điện tại các viện nghiên cứu, trường Đại học trên cả nước.

Website VIỆN CƠ KHÍ: https://ime.ut.edu.vn/