NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT GIAO THÔNG

Chuyên ngành QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ GIAO THÔNG; LOGISTICS VÀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

  • Mã ngành xét tuyển: 7510104A (Chương trình tiên tiến)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1.SỰ CẦN THIẾT CỦA NGÀNH

Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa để trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng. Trong những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, cần số lượng lớn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật giao thông. Đặc biệt, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật giao thông dự kiến sẽ tăng cao trong những năm tới do các yếu tố sau:

  • Sự gia tăng của các dự án xây dựng giao thông: Việt Nam đang có nhiều dự án xây dựng giao thông quy mô lớn, như cao tốc Bắc – Nam, các tuyến metro ở Hà Nội và TP. HCM, sân bay Long Thành… Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế, quản lý và khai thác công trình giao thông;
  • Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng tại các đô thị lớn tại Việt Nam đòi bài toán tối ưu hóa chi phí, nguồn lực trong vận hành khai thác mạng lưới giao thông vận tải, mạng lưới hậu cần logistics bằng nguồn lực cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, thuận lợi, an toàn và bền vững, tránh tình trạng ùn tắc, chi phí vận tải gia tăng, tai nạn gia tăng tại các đô thị hướng tới đô thị xanh, an toàn và thông minh.
  • Xu hướng công nghiệp hóa 4.0: Các doanh nghiệp đang tập trung vào việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, IoT và Big Data để nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về công nghệ thông tin để triển khai các hệ thống thông minh và tự động trong lĩnh vực giao thông;
  • Việc khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến và hấp dẫn đối với giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều start-up hoạt động trong lĩnh vực giao thông như Grab, Be, FastGo, VinFast…
  • Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông giúp cải thiện hiệu quả, an toàn và bền vững của các hệ thống giao thông, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm và tiêu thụ năng lượng.

2. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU

Viện Xây Dựng (ICE) là viện đào tạo trực thuộc trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh (UTH), đào tạo và thúc đẩy phát triển khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Giao thông với 02 chuyên ngành:

  • Chuyên ngành 1: Qui hoạch và quản lý Giao thông

Chương trình đào tạo Quy hoạch và Quản lý Giao thông được thiết kế để đảm bảo người học nắm bắt và vận dụng tốt các phương pháp dự báo, phân tích, đánh giá, xác định các đặc trưng vận hành và nguyên lý phát triển của các loại hình, hệ thống giao thông trên toàn mạng lưới cùng với các quy luật vận động, phát triển đô thị và siêu đô thị hiện nay ở Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ và kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn, tối ưu hóa, mô phỏng, mô hình hóa hiện đại sẵn có được tích hợp, lồng ghép trong chương trình đào tạo, chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý Giao thông trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn về lập báo cáo kinh tế –  kỹ thuật dự án công trình giao thông, lập đề án quy hoạch giao thông và chiến lược phát triển giao thông cho tỉnh thành phố, phân tích và dự báo nhu cầu đi lại của hàng hóa và hành khách, phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội dự án công trình giao thông, đánh giá tác động giao thông của các dự án phát triển đô thị lên mạng lưới giao thông, quản lý quy hoạch giao thông cá nhân, giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, xe đạp công cộng, xe khách liên tỉnh) hướng đến phát triển giao thông xanh, thông minh và bền vững. Đồng thời, chương trình trình đào tạo còn giúp cho người học phát triển tư duy, có được tầm nhìn chiến lược từ đó dễ dàng khởi thảo và triển khai những ý tưởng đột phá, tiên phong về giao thông thông minh trong cuộc cách mạng 4.0.

  • Chuyên ngành 2: Logistics và hạ tầng giao thông

Việt Nam đang trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ, đầu tư hạ tầng giao thông luôn được xem là nền tảng để phát triển các ngành nghề liên quan. Logisitics là một trong những ngành phát triển nhanh và có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của đất nước. Với vị trí đắc địa, Việt Nam là một điểm kết nối giao thông quan trọng của khu vực, vì vậy Logistics và hạ tầng giao thông được xem nền tảng và mũi nhọn của nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu ngày càng cao về dịch vụ logistics và đầu tư hạ tầng giao thông, chuyên ngành “Logistics và hạ tầng giao thông” đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các sinh viên yêu thích lĩnh vực này. Ngành mang lại những cơ hội nghề nghề nghiệp như: quản lý vận tải đa phương thức, chuyên viên tư vấn logistics, chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu, quản lý hoạt động cảng biển, quản lý sân bay, nhiều vị trí khác trong các công ty và tổ chức trong lĩnh vực logistics, chuyên viên tư vấn và cán bộ kỹ thuật trong các đơn vị quản lý nhà nước, các công ty xây dựng, quản lý dự án và vận hành các công trình hạ tầng giao thông.

Hình 1. Minh họa cơ sở hạ tầng, giao thông thông minh và vận tải đa phương thức

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG

Thời gian đào tạo: 4 năm

Tổng số tín chỉ: 120 tín chỉ

Văn bằng được cấp:

– Tên tiếng Việt: Cử nhân ngành Công Nghệ kỹ thuật giao thông

– Tên tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Transportation Engineering and Technology

4. CỐ VẤN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Quy hoạch và quản lý giao thông, Logistics và hạ tầng giao thông đang công tác tại Ban Quản lý dự án Giao thông, Trung tâm nghiên cứu Giao thông, Sở Giao thông vận tải.

– Cựu sinh viên đang công tác trong các đơn vị Quy hoạch, Quản lý, thiết kế, thi công công trình giao thông có thể kể đến như: Tư vấn TEDI, Tư vấn Hưng Nghiệp, Tư vấn BR, Tư vấn quốc tế Arup, Trung tâm giao thông công cộng, Công ty vận hành đường sắt đô thị, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố.

5. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

Chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành Quy hoạch và quản lý giao thông

  • Áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở;
  • Sử dụng các phương pháp qui hoạch, dự báo, ước lượng cũng như phân tích, đánh giá giao thông;
  • Sử dụng cơ sở dữ liệu dùng cho phân tích và dự báo giao thông cũng như tổ chức triển khai các kế hoạch điều tra, khảo sát giao thông;
  • Sử dụng các mô hình phân tích giao thông (mô hình dòng xe, mô hình xếp hàng …), mô hình dự báo giao thông (mô hình 4 bước), mô hình TOD và sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật hiện đại như VISSIM, SIDRA, VISUM, CUBE cũng như một số công cụ kỹ thuật có liên quan khác trong qui hoạch, phân tích, đánh giá và phát triển giao thông vận tải.;
  • Giải quyết các vấn đề về quản lý giao thông, an toàn giao thông, cũng như cải thiện giao thông;
  • Giải quyết các vấn đề về quản lý giao thông, an toàn giao thông, cũng như cải thiện giao thông;
  • Giải quyết các vấn đề về qui hoạch phát triển giao thông và đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD);
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên ngành.

Chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên ngành Logistics và hạ tầng giao thông

  • Áp dụng các kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở;
  • Sử dụng các phương pháp, thiết bị và công cụ hiện đại trong các hoạt động logistics và các công việc liên quan tới hạ tầng giao thông;
  • Giải quyết các vấn đề liên quan trong xây dựng và khai thác hạ tầng giao thông;
  • Giải quyết các vấn đề liên quan trong thiết lập mạng lưới và hoạt động logistics;
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên ngành.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

  • Giao tiếp thân thiện, hiệu quả;
  • Hoạt động tích cực, năng động và hiệu quả trong các nhóm đa ngành;
  • Hiểu biết về cộng đồng, xã hội, môi trường, những chính sách phát triển cũng như các vấn đề về kinh tế chính trị và pháp luật của đất nước;
  • Xác định được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh xã hội;

Chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Nhận thức rõ về sự cần thiết phải học tập suốt đời và có khả năng học tập suốt đời;
  • Hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và có đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và chứng chỉ kỹ năng nghề như sau:

  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
  • Đạt chứng chỉ Tin học văn phòng về các nội dung: Word (W), Excel (E) và Powerpoint (P).
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng
  • Đạt các chứng chỉ kỹ năng nghề: Civil 3D hoặc BIM và tin học chuyên ngành VISSIM hoặc VISUM hoặc VISTRO).

6. CÁC HỌC PHẦN CỐT LÕI

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý giao thông

  • Khảo sát và dự báo nhu cầu giao thông vận tải
  • Tối ưu hóa trong giao thông vận tải
  • Kỹ thuật phân tích dữ liệu trong giao thông vận tải
  • Kỹ thuật và phân tích dòng giao thông
  • Mô hình hóa đô thị (Urban Informatics)
  • Hệ thống giao thông và đô thị thông minh
  • Hạ tầng giao thông đô thị (Urban Infrastructures)
  • Qui hoạch phát triển bền vững vùng và đô thị
  • Mô hình hóa và mô phỏng giao thông (Traffic Simulation and Modelling)
  • Quy hoạch và thiết kế mạng lưới đường sắt đô thị
  • Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ, đường cao tốc
  • Quy hoạch mạng lưới xe buýt và xe buýt nhanh (BRT)
  • Lập và phân tích dự án đâu tư xây dựng công trình
  • Quản lý vận hành hệ thống giao thông công cộng
  • Giao thông phi cơ giới và giao thông điện
  • Tổ chức điều khiển giao thông tại nút giao thông
  • Đánh giá tác động giao thông đô thị (Traffic Impact Assessment)
  • Kỹ thuật và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ
  • Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD)

Chuyên ngành Logistis và hạ tầng giao thông

  • Khảo sát và dự báo nhu cầu giao thông vận tải
  • Địa lý hệ thống giao thông vận tải
  • Cơ sở logistics
  • Kinh tế vĩ mô
  • Mô hình hóa công trình
  • Tối ưu hóa trong giao thông vận tải
  • Hệ thống thông tin trong giao thông vận tải
  • Trung tâm logistics và ga cảng
  • Hạ tầng giao thông đô thị
  • Kinh tế giao thông vận tải
  • Kho và thiết bị kho vận
  • Kỹ thuật thi công
  • Thiết kế mạng lưới hạ tầng logistics
  • Ga đường sắt quốc gia
  • Công nghệ BIM
  • Công nghệ và tổ chức thi công
  • Vận tải đa phương thức
  • Hệ thông thông tin logistics
  • Quản lý kho hàng và tồn kho
  • Quản trị chuỗi cung ứng
  • Quản trị logistics

7. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Chuyên ngành Quy hoạch và quản lý giao thông

  • Điều tra, khảo sát, phân tích và dự báo nhu cầu giao thông, đánh giá tác động của phát triển đô thị lên hệ thống giao thông hiện hữu tại các tỉnh thành phố.
  • Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông tại các tỉnh thành phố
  • Tham gia phát triển các dự án phát triển bất động sản, phát triển đô thị, phát triển vùng bền vững, đô thị gắn với phát triển giao thông công cộng (TOD), dự án bất động sản, cơ sở hạ tầng giao thông gắn liền với các giải pháp hạn chế của biến đổi khí hậu;
  • Lập quy hoạch phát triển GTVT trong khu vực đô thị và nông thôn bao gồm các công trình đường bộ, công trình đường sắt – metro, công trình đường thủy – cảng, sân bay;
  • Lập báo cáo đầu tư & phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội dự án công trình GTVT;
  • Tham gia thiết kế và tổ chức thi công các công trình GTVT;
  • Quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác các công trình GTVT;
  • Nghiên cứu giải quyết các vấn đề về khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực GTVT;
  • Các cơ quan, đơn vị quy hoạch và quản lý GTVT như sở GTVT, sở Quy hoạch – Kiến trúc, sở Xây dựng
  • Các cơ sở nghiên cứu, viện nghiên cứu phát triển Giao thông – Đô thị
  • Các tổ chức quản lý nhà nước có liên quan đến quy hoạch GTVT
  • Các đơn vị tư vấn quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý công trình GTVT trong và ngoài nước
  • Và có thể học tập nâng cao trình độ ở các bậc sau đại học tại các cơ sở giáo dục & đào tạo như trường ĐH, CĐ trong và ngoài nước

Chuyên ngành Logistics và hạ tầng giao thông

  • Các vị trí liên quan logistics: chuyên viên quản lý vận tải đa phương thức, chuyên viên vận chuyển quốc tế, chuyên viên định tuyến vận tải, chuyên viên vận hành trung tâm logisitcs, ga cảng; Các cấp quản lý: quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho vận, quản lý đơn vị vận tải; tư vấn thiết kế: mạng lưới logistics, thiết lập và bố trí kho bãi, trung tâm logistics và ga cảng.
  • Các vị trí liên quan hạ tầng giao thông: chuyên viên thực hiện các công việc liên quan thiết kế sơ bộ, thi công; chuyên viên tư vấn: công nghệ BIM trong thi công và quản lý dự án xây dựng, quản lý khai thác hạ tầng giao thông; có thể tham gia vào các công việc điều hành, quản lý trong các ban quản lý dự án, các sở, ban, ngành liên quan tới xây dựng và vận hành khai thác hạ tầng giao thông.
  • Ngoài ra sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp các chương trình sau đại học, tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu.

8. HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN

Sinh viên quá trình học tập sẽ được tham gia: (1) tham quan thực tế tại đơn vị sản xuất, (2) thực tập & làm việc thực tế tại doanh nghiệp, (3) tham dự workshop nâng cao chuyên môn, (4) tham gia các dự án thực tế của Viện, Bộ môn, (5) tham gia các hoạt đồng Đoàn & Hội do Viện, Bộ môn, Trường tổ chức hàng tháng, hàng năm.

9. THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH

  • Thầy PGS. TS. Nguyễn Văn Long, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng.
  • Thầy ThS. Đoàn Hồng Đức, Trưởng BM Quy hoạch giao thông, Viện Xây dựng (Zalo: 0906 912 388 – Email: duc.doan@ut.edu.vn)