Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Gia Lai

Sáng thứ bảy 05-3-2016, PGS.TS Nguyễn Văn Thư – hiệu trưởng Trường ĐH GTVT TPHCM cùng các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học tại TP.HCM, đã tham gia tư vấn – hướng nghiệp năm 2016 cho gần 3.000 học sinh tại Gia Lai do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Gia Lai, Tỉnh đoàn Gia Lai phối hợp tổ chức.

tư vấn tuyển sinh
Tư vấn tuyển sinh tại Gia Lai


Học sinh đặt câu hỏi trực tiếp trong phần tư vấn chung tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp ở Gia Lai

Tư vấn tuyển sinh trước khi bước vào kì thi quan trọng

Trong phần tư vấn tuyển sinh có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và đó là sự lo lắng của tất cả các em học sinh trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia, và nỗi lo lắng nhất là: “Thầy cô ơi, nếu rớt ĐH thì em phải làm gì?”

Các em nên nhớ rằng nhiều lối dẫn đến 
thành công chức không phải chỉ có con đường Đại học. Sau khi tốt nghiệp THPT, thậm chí chưa tốt nghiệp, học sinh vẫn có nhiều ngã rẽ, ví dụ như có thể chọn học trung cấp nghề, CĐ nghề… Hiện nay nhiều trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng học bạ. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, điểm học bạ ba môn liên quan đến tổ hợp môn xét tuyển của ngành đó từ 6,0 trở lên. Các em cộng điểm của mình, nếu thấy đạt từ mức điểm này trở lên thì mạnh dạn quan tâm ngay những trường có xét tuyển dựa vào học bạ. Đương nhiên các em phải tốt nghiệp THPT.

“Như vậy, đối với các em này phải thi ba môn bắt buộc và với một môn còn lại thì nên chọn môn mình học tốt nhất, khả năng đạt điểm cao nhất đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT. Các em cần tìm hiểu kỹ thông tin xét tuyển của các trường xét tuyển bằng học bạ, nên ưu tiên những trường ngay tại địa phương, trong khu vực lân cận. Với mức điểm trung bình, nếu các em chạy đến trường càng ở xa thì sự cạnh tranh càng cao, cơ hội trúng tuyển càng ít” – cô Mai khuyên.

Xuyên suốt chương trình, nhiều học sinh vẫn liên tục đưa ra những thắc mắc về việc phải làm gì khi không đủ sức thi ĐH. ThS Nguyễn Đăng Lý – hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM – cho rằng vào ĐH là một ước mơ chính đáng. Tuy nhiên thực tế nhiều khi không như mình mong muốn.

“Nếu mục tiêu học để sau này có việc làm thì không nhất thiết phải vào ĐH. Nếu các em chọn học trung cấp nghề, CĐ nghề sẽ đóng học phí thấp hơn và ra trường dễ có việc làm hơn. Các doanh nghiệp đều cần người làm việc tốt, giỏi kỹ năng… Những điều này sinh viên hệ nghề sẽ được nhà trường trang bị đầy đủ” – thầy Lý nói.

Với sự tư vấn chuyên sâu của các chuyên gia tư vấn phân nào cũng đã giải tỏa được áp lực và tạo cho các em sự tự tin trước khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.