KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

I – GIỚI THIỆU KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Khoa Điện – Điện tử viễn thông : Điện, điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống và là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ thuật khác phát triển. Điện, điện tử đóng vai trò là “bộ não” cho thiết bị, hệ thống và các quá trình sản xuất, đảm nhiệm thay thế các vai trò con người thực hiện công việc, với sự phát triển của Khoa học công nghệ mạnh mẽ như hiện nay, các máy móc, hệ thống và dây chuyền sản xuất ngày càng nhiều sự tích hợp, tinh vi và nhiều trí tuệ nhân loại được đưa vào. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động của ngành Điện – Điện tử viễn thông ngày càng nhiều và đòi hỏi chất lượng cao. Cơ hội việc làm và thu nhập của các kỹ sư Điện – ĐTVT nói chung và các kỹ sư chuyên ngành thuộc Khoa Điện – ĐTVT, trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo nói riêng đang thuộc diện có thu nhập cao và ổn định việc làm không chỉ trong các cơ sở sản xuất trong nước, liên doanh mà còn cho công tác tư vấn, chuyên gia ở nước ngoài.

Khoa Điện – Điện tử viễn thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Khoa Điện – Điện tử viễn thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

II – CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Tại khoa Điện – Điện tử Viễn thông Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM đào tạo những chuyên ngành sau:

1 – Chuyên ngành Tự động hóa Công nghiệp

Sinh viên được học tập và rèn luyện kỹ năng để trở thành các Kỹ sư Tự động hóa, với chương trình kiến thiết 4,5 năm gọn nhẹ chuyên sâu vào các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động về khả năng thiết kế, thực thi và khai thác các thuật toán điều khiển, quy trình tự động hóa. Chuyên ngành Tự động hóa Công nghiệp được quản lý bởi Bộ môn Tự động hóa với đội ngũ Giảng viên giỏi nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình và phòng thí nghiệm đầy đủ các trang thiết bị cho chuyên ngành Tự động hóa liên tục được cập nhật hiện đại. Sinh viên học xong chương trình sẽ đạt được các khả năng cơ bản sau đâu:

– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các thiết bị điện, máy điện, mạch điện tử, thiết bị điều khiển, đo lường.
– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất.
– Có khả năng vận hành các hệ thống cung cấp điện, các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất, hệ thống máy công cụ CNC, robot công nghiệp
– Có khả năng thiết kế hệ thống tự động dùng PLC, SCADA, DCS, các hệ thống cung cấp điện xí nghiệp, hệ thống chiếu sáng, hệ thống chống sét.
– Có khả năng phân tích, đánh giá các yêu cầu của hệ thống tự động thực tế; xây dựng mô hình lý thuyết; kiểm tra, mô phỏng trên mô hình lý thuyết để xây dựng hệ thống thực với các đặc tính kỹ thuật và thông số phù hợp.
– Có khả năng xây dựng, tổ chức, điều hành các dự án về điện, tự động hóa.

2 – Chuyên ngành Điện – Tự động tàu thủy

Thời gian học: 4,5 năm
Sinh viên học xong chương trình sẽ đạt được các khả năng cơ bản sau đâu:

– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các thiết bị điện, máy điện, mạch điện tử, thiết bị điều khiển, đo lường cho các hệ thống điện tàu thủy.
– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các hệ thống tự động điện tàu thủy.
– Có khả năng vận hành, khai thác và sửa chữa các hệ thống trạm phát cung cấp điện, các hệ thống tự động kiểm tra các thông số máy móc tàu thủy, hệ thống lái tự động, hệ thống điều khiển từ xa máy chính, máy đèn, hệ thống điều khiển chân vịt biến bước, hệ thống làm hàng cần cẩu, hệ thống neo, tời quấn dây, …
– Có khả năng tính toán, thiết kế hệ thống điện tàu thủy với các ứng dụng công nghệ thiết bị mới hiện đại.
– Có khả năng phân tích, đánh giá các yêu cầu của hệ thống điện tự động tàu thủy thực tế; xây dựng mô hình lý thuyết; kiểm tra, mô phỏng trên mô hình lý thuyết để xây dựng hệ thống thực với các đặc tính kỹ thuật và thông số phù hợp cho tàu thủy.
– Có khả năng xây dựng, tổ chức, điều hành các dự án về điện, tự động hóa cho tàu thủy.

3 – Chuyên ngành Điện Công nghiệp

Thời gian học: 4,5 năm
Sinh viên học xong chương trình sẽ đạt được các khả năng cơ bản sau đâu:

– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các thiết bị điện, máy điện, mạch điện tử, thiết bị điều khiển, đo lường cho các hệ thống điện Công nghiệp.
– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các hệ thống tự động điện Công nghiệp.
– Có khả năng vận hành, khai thác và sửa chữa các hệ thống cung cấp điện, truyền tải điện năng,…
– Có khả năng tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp với các ứng dụng công nghệ thiết bị mới hiện đại.
– Có khả năng phân tích, đánh giá các yêu cầu của hệ thống điện điện công nghiệp thực tế; xây dựng mô hình lý thuyết; kiểm tra, mô phỏng trên mô hình lý thuyết để xây dựng hệ thống thực với các đặc tính kỹ thuật và thông số phù hợp cho các dây chuyền Công nghiệp.
– Có khả năng xây dựng, tổ chức, điều hành các dự án về điện, tự động hóa trong lĩnh vực Công nghiệp.

* Chuyên ngành Điện tử viễn thông

Thời gian học: 4,5 năm
Sinh viên học xong chương trình sẽ đạt được các khả năng cơ bản sau đâu:

– Kỹ năng khai thác, vận hành và bảo trì hệ thống Điện – Điện tử viễn thông: hệ thống chuyển mạch, truyền số liệu, truyền dẫn thông tin quang, truyền dẫn viba, thông tin vệ tinh.
– Phân tích và xử lý các tình huống trong khi vận hành và bảo dưỡng các thiết bị điện tử viễn thông;
– Thiết kế vi mạch điện tử cho các thiết bị Điện – Điện tử viễn thông;
– Kỹ năng xây dựng, thiết kế, triển khai và quản lý các mạng máy tính, mạng truyền số liệu, mạng truyền thông.

* Chuyên ngành Hệ thống Điện giao thông

Thời gian học: 4,5 năm
Sinh viên học xong chương trình sẽ đạt được các khả năng cơ bản sau đâu:

– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các thiết bị điện, máy điện, mạch điện tử, thiết bị điều khiển, đo lường cho các hệ thống điện Giao thông.
– Có khả năng bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các hệ thống tự động điện Giao thông.
– Có khả năng vận hành, khai thác và sửa chữa các hệ thống cung cấp điện, truyền tải điện năng trong các phương tiện Giao thông,…
– Có khả năng tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các Trạm, các đầu máy phương tiện Giao thông sắt bộ với các ứng dụng công nghệ thiết bị mới hiện đại.
– Có khả năng phân tích, đánh giá các yêu cầu của hệ thống điện trong các phương tiện Giao thông thực tế; xây dựng mô hình lý thuyết; kiểm tra, mô phỏng trên mô hình lý thuyết để xây dựng hệ thống thực với các đặc tính kỹ thuật và thông số phù hợp cho các phương tiện Giao thông.
– Có khả năng xây dựng, tổ chức, điều hành các dự án về điện, tự động hóa trong lĩnh vực Giao thông vận tải.

Cơ cấu tổ chức & nhân sự khoa

Điện – Điện tử viễn thông

Với cơ cấu tổ chức hợp lý, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên, khoa Điện – Điện tử viễn thông đang khẳng định vị thế của mình trong nhà trường và xã hội.

STT

Họ và tên

Học hàm/học vị

Chức vụ

Liên lạc

BAN CHỦ NHIỆM KHOA
1

Võ Công Phương

TS

Trưởng khoa

@hcmutrans.edu.vn
BỘ MÔN ĐIỆN TÀU THỦY
1

Đào Học Hải

ThS

Tổ trưởng
2

Vương Văn Sự

ThS

Giảng viên
3

Trần Ngọc Nhân

ThS

Giảng viên
4

Phạm Vương Quyền

ThS

Giảng viên
5

Nguyễn Bảo Trung

KS

Giảng viên
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
1

Bùi Thị Bích Tuyền

ThS

Tổ trưởng
2

Võ Nguyên Sơn

TS

Giảng viên
3

Phan Thanh Minh

ThS

CT công đoàn, Giảng viên
4

Lê Anh Uyên Vũ

ThS

Giảng viên
5

Trần Thị Bích Ngọc

ThS

Giảng viên
6

Lê Xuân Kỳ

ThS

Giảng viên
7

Lại Nguyễn Duy

ThS

Giảng viên
8

Nguyễn Thái Hùng

ThS

Giảng viên
9

Phạm Thúy Oanh

ThS

Giảng viên
10

Trần Văn Thọ

KS

Giảng viên
11

Chu Hồng Hải

ThS

Giảng viên
12

Nguyễn Quỳnh Anh

ThS

Giảng viên
13

Nguyễn Quang Vinh

ThS

Giảng viên
14

Nguyễn Thanh Hiếu

ThS

Giảng viên
15

Đoàn Văn Đổng

ThS

 Giảng viên
16

Lã Mạnh Cường

KS

Giảng viên
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

1

Đặng Hữu Thọ

ThS

Tổ trưởng

2

Nguyễn Hữu Chân Thành

TS.

  Giảng viên

3

Uông Thanh Phong

ThS

  Giảng viên

4

Nguyễn Thị  Chính

ThS

Giảng viên

5

Nguyễn Đại Thể

ThS

  Giảng viên

6

Trần Quang Vinh

ThS

  Giảng viên

7

Nguyễn Hồng Phúc

ThS

  Giảng viên

8

Lê Mạnh Thắng

ThS

  Giảng viên

9

Khổng Hoài Hưng

ThS

  Giảng viên

10

Lê Thị Ngọc Quyên

ThS

. Giảng viên

11

Nguyễn Đăng Hưng

ThS

Giảng viên

12

Đoàn Diễm Vương

ThS

  Giảng viên

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

1

Phan Thị Thúy Hoa

ThS

Tổ trưởng

2

Nguyễn Minh Tâm

ThS

Giảng viên

3

Trịnh Kỳ Tài

KS

Giảng viên

4

Nguyễn Thị Hoa

KS

Giảng viên

5

Đỗ Thị Nguyệt

KS

Giảng viên

BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

1

Đậu Danh

KS

Tổ trưởng

2

Nguyễn Xuân Phú

ThS

Giảng viên

3

Nguyễn Trọng Linh

KS

Giảng viên

4

Nguyễn Thị Thanh Lợi

ThS

Giảng viên

5

Phùng Đức Bảo Châu

ThS

Giảng viên

6

Nguyễn Hữu Phước

ThS

Giảng viên

7

Nguyễn Trọng Trung

ThS

Giảng viên

GIÁO VỤ
1

Phan Thúy Hà

Giáo Vụ

KHOA ĐIỆN – ĐTVT TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
Địa chỉ : Phòng D402, số 2 đường D3, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 028.389996858

LIÊN HỆ:

PHÒNG TUYỂN SINH – TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
Địa chỉ: Số 2, Đường D3, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện Thoại: (028) 3512 6902 – (028) 3512 8360 / Fax: (028) 3898 0456
Email: tuyensinh@ut.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhgtvt