NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

1. Chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

  • Mã ngành xét tuyển: 7520201 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

2. Chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN GIAO THÔNG

  • Mã ngành xét tuyển: 7520201 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

3. Chuyên ngành NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

  • Mã ngành xét tuyển: 7520201 (Chương trình chuẩn)
  • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07

__________________________________

1. Chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP (7520201 – 752020102H)

Giới thiệu chung

– Đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Điện công nghiệp theo định hướng ứng dụng, đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. Chương trình cũng được thiết kế để người học có các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội để vận dụng tốt vào thực tế, chế tạo hoặc khai thác hiệu quả các thiết bị trong lĩnh vực Điện công nghiệp.
– Người học sau khi hoàn thành chương trình còn khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng lực tổ chức và điều hành hoạt động tổ chức sản xuất; có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, phong cách làm việc hiện đại, có trách nhiệm xã hội và hòa nhập môi trường lao động đa quốc gia.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GV có trình độ, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập SV được tham gia thực hành, thực tập với các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật điện, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước.

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp và các lĩnh vực liên quan.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điện công nghiệp có khả năng đảm nhận các công việc liên quan như:
– Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước, ví dụ như Vin Group, ABB, Siemens, Schnieder, Samsung…
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống Điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp, tàu biển, cảng biển…
– Tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, vận hành hệ thống cung cấp điện của tòa nhà, ví dụ có thể làm tại các tập đoàn như Coteccons, Newtecons…
– Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán, phân phối, pháp chế, điều độ cảng;
– Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…
– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

2. Chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN GIAO THÔNG (7520201)

Giới thiệu chung

– Đào tạo trình độ đại học chuyên ngành Hệ thống điện giao thông theo định hướng ứng dụng, đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt. Chương trình cũng được thiết kế để người học có các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội để vận dụng hiệu quả vào thực tế, có khả năng vận hành, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện Giao thông điện.

– Ngoài ra, người học còn được trang bị kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Hệ thống điện giao thông; có đủ kỹ năng để giải quyết các bài toán liên quan đến chuyên môn phức tạp.
– Sau khi hoàn thành chương trình có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng lực tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất; có ý thức tự học, tự nâng cao trình độ, phong cách làm việc hiện đại, có trách nhiệm xã hội và hòa nhập môi trường lao động đa quốc gia.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GV có trình độ, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập SV được tham gia thực hành, thực tập với các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật điện, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước.

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Hệ thống Điện giao thông và các lĩnh vực liên quan.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống điện giao thông có khả năng đảm nhận các công việc liên quan như:
– Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện (Điện giao thông, Điện công nghiệp…): tập đoàn ABB, Schneider Elechtric, Hitachi, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị; Tập đoàn Vingroup (nhà máy ô tô VinFast), tập đoàn Thaco…
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các công ty thiết kế, quản lý và điều khiển giao thông; nhà máy lắp ráp – sản xuất ô-tô;
– Quản lý, khai thác thiết bị điện, hệ thống điện tại các nhà máy đóng – sửa chữa tàu biển, nhà ga, bến cảng;
– Điều độ, giám sát, vận hành hệ thống điện, bảo dưỡng các hệ thống điều khiển;
– Thi công nhà máy công nghiệp, thi công lưới điện và các công trình năng lượng xanh;
– Nhân viên cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực Hệ thống điện giao thông và tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo;
– Tham gia các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Hệ thống điện giao thông, các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan ở các Viện, các trung tâm và các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng, các tập đoàn, công ty và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện nói chung và Giao thông điện nói riêng;
– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

SV chuyên ngành Hệ thống điện giao thông tham gia huấn luyện tại Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM (MAUR)

SV chuyên ngành Hệ thống điện giao thông tham quan thực tế tại Ga Nhà hát Thành phố

SV chuyên ngành Hệ thống điện giao thông thực tập và được huấn luyện bởi các chuyên gia hàng đầu tại Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TPHCM (MAUR)

Hoạt động của SV chuyên ngành Hệ thống điện giao thông trong quá trình học hỏi giao lưu, tham dự hội thảo khoa học

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

3. Chuyên ngành NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (7520201)

Giới thiệu chung

– Chương trình đào tạo chuyên ngành Năng lượng tái tạo (NLTT) được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành kỹ thuật điện (chuyên ngành NLTT) có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; có năng lực thực hành nghề nghiệp gồm kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành; có phương pháp tư duy, năng lực tự nghiên cứu và phong cách làm việc hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng lĩnh vực NLTT vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập Quốc tế.

– Chương trình cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ sở vững chắc về ngành học như: Kỹ thuật điện, điện tử, nhiệt động lực học, kỹ thuật nhiệt, … cũng như kiến thức kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
– Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức về lưới điện thông minh, công nghệ NLTT như: Hệ thống quang điện, điện gió, thủy điện, nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu, quản lý và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Hoạt động sinh viên

– Học tập, thực hành: Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong một môi trường với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ GV có trình độ, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm. Trong suốt quá trình học tập SV được tham gia thực hành, thực tập với các công việc liên quan đến chuyên môn Kỹ thuật điện, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các tập đoàn Năng lượng tái tạo.

– Nghiên cứu khoa học: tham gia các công tác nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Năng lượng tái tạo và các lĩnh vực liên quan.

Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận được những vị trí sau: 

– Kỹ thuật viên làm các công việc liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh tại các công ty thiết kế, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện trong và ngoài nước.
– Nhân viên kỹ thuật bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tại các nhà máy, xí nghiệp, …
– Bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống năng lượng tái tạo.
– Thiết kế và ứng dụng các công nghệ, thiết bị trong việc điều khiển, quản lý, giám sát các hệ thống năng lượng.
– Phân tích nhu cầu về hệ thống năng lượng tái tạo của các công ty, nhà máy và các hộ dân cư.
– Thiết kế, xây lắp các hệ thống năng lượng tái tạo và tham gia thi công các dự án đó.
– Phát triển kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
– Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về năng lượng tái tạo.
– Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

Chuyên ngành Năng lượng tái tạo

Cấu trúc của chương trình đào tạo

Chi tiết xem tại link: http://daotao.ut.edu.vn/?mid=43

Video giới thiệu

Website KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG: https://dtvt.ut.edu.vn/